Đúng như tên gọi, cây cỏ ngọt có
vị ngọt, ngọt gấp 300 lần so với đường mía, nhờ hàm lượng đường tự nhiên
rất cao này mà cây cỏ ngọt được sử dụng trong điều chế thuốc Đông và
Tây y, chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau và có thể được áp dụng
vào cuộc sống hằng ngày.
Chất tạo ngọt tự nhiên cơ bản có trong cỏ
ngọt là chất steviozit, không lên men, có vị thơm ngọn, ít năng lượng
và thích hợp cho những bệnh phải kiêng đường như tiểu đường. Chất
steviozit này sau khi thủy sẽ cho ra các phân tử steviol và isosteviol.
Thường người ta sẽ thu hái và phơi khô để sử dụng, thích hợp với mọi lứa
tuổi, và tất nhiên là không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
>>>> sữa onesource
Cây cỏ ngọt nhìn đơn giản và phổ biến như
vậy nhưng công dụng trong việc chữa bệnh, vai trò y học của nó lại
không hề đơn giản, không phải loại thảo dược thiên nhiên nào cũng như
vậy. Cụ thể:
Chữa tiểu đường, cao huyết áp, béo phì
Như đã nói lúc đầu, trong cỏ ngọt có chất
tạo ngọt, sẽ được sử dụng thay đường trong bữa ăn hằng ngày của bệnh
nhân tiểu đường, từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu, nó cũng giúp
ổn định đường huyết, trị bệnh béo phì. Khi kết hợp thêm với các vị
thuốc nam khác sẽ giúp trị tiểu đường, chữa cao huyết áp.
Hỗ trợ điều bị bệnh đau dạ dày
Không chỉ chứa quá nhiều chất ngọt mà
trong cỏ ngọt còn chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng giảm các cơn đau
và chứng bệnh về đường tiêu hóa, nhất là chứng rối loạn dạ dày vô cùng
hiệu quả.
Giải nhiệt, lợi tiểu
Khi kết hợp cỏ ngọt với nhân trần, cam
thảo, trà atiso để uống hằng ngày thì sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc cho
cơ thể, đây cũng là loại nước có tác dụng hợi tiểu cao, rất tốt cho bệnh
nhân tiểu đường. Và không dùng cam thảo nếu đó là những trường hợp bị
cao huyết áp, người bị bệnh tim hoặc phụ nữ mang thai.