Ăn uống phối hợp với điều trị
Người bệnh ung thư vú trước và sau phẫu thuật nên nỗ lực để ăn, bổ sung dinh dưỡng. Bởi vì, thủ thuật là một “trải nghiệm” không nhỏ đối với cơ thể, dinh dưỡng phong phú có thể thúc đẩy cơ thể trải qua thủ thuật một cách thuận lợi, thúc đẩy lành vết thương, sớm hồi phục sức khỏe.
Trong thời gian hóa trị, xạ trị, do việc điều trị mang lại những tác dụng phụ, vị giác và sự thèm ăn của người bệnh suy giảm, sẽ xảy ra phản ứng đường ruột như tức ngực, nôn ói. Lúc này, người bệnh cần nhận thức rằng, đây là những đớn đau tạm thời do điều trị mang đến, nên có tinh thần lạc quan và ý chí kiên cường để khắc phục những tác dụng phụ này, duy trì hấp thu vừa đủ một số thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, nhằm đảm bảo cơ thể tiếp nhận đúng hẹn và hoàn thành các kế hoạch điều trị.
Ăn uống cần tiết chế, không quá nhiều: quan điểm hiện nay cho rằng, dinh dưỡng quá thừa và béo phì đều có ảnh hưởng không tốt đối với việc phát sinh, phát triển của ung thư vú. Vì vậy, trong quá trình sống lâu của người bệnh ung thư vú sau khi điều trị, dưới tiền đề cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, tuân thủ nguyên tắc ăn uống tiết chế, không quá nhiều. Trong sắp xếp ăn uống, đối với tổng lượng hấp thu, chất béo, chất đường cho hằng ngày đều có kế hoạch và khống chế, thực hiện được như ý muốn.
Chọn thức ăn thích hợp: người bệnh ung thư vú sau khi hoàn thành kế hoạch điều trị, chọn các thức ăn có ích thích đáng cho việc phòng trị ung thư vú là điều tốt. Những thức ăn hải sản bao gồm rong biển, hải sâm, vì từ thức ăn hải sản thu được nhiều hoạt chất chống khối u; bên cạnh thức ăn đậu, rau cải, trái cây, có thể bổ sung vitamin cần thiết, chất điện giải.
Xem thêm: sua
onesource
6/14/2015
Ăn gì uống gì khi bị ung thư
8:51 AM